Cỏ roi ngựa (Verbena of – ficinalis L.) thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), có tên khác trong y học cổ truyền là mã tiên thảo, là cây thảo sống dai, mọc thành bụi. Ở Việt Nam, cỏ roi ngựa mọc rải rác khắp các tỉnh đồng bằng trung du và miền núi thấp. Cây tái sinh tự nhiên bằng hạt. Bộ phận dung làm thuốc là phần trên mặt đất thu hái vào lúc cây đang ra hoa, phơi hay sấy khô.
Tác dụng dược lý
Nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy cỏ roi ngựa có hoạt tính chống viêm đối với viêm kết mạc mắt thỏ gây bởi dầu ba đậu và có tác dụng giảm đau. Các chất cornin và beta sitosterol trong dược liệu có tác dụng chống ho. Cỏ roi ngựa có tác dụng hợp đồng với chất gây co bóp tử cung. Hoạt chất verbenalin có tác dụng giống than kinh đối giao cảm, làm tăng trương lực và co bóp tử cung, làm giảm huyết áp, gây giãn mạch thận, kích thích cơ trơn và làm tăng nhu động ruột. Hoạt chất verbelin làm tăng tiết sữa ở động vật cho con bú. Chất acetosid trong dược liệu có tác dụng chống tăng huyết và giảm đau.
Toàn bộ cỏ roi ngựa có hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus cự bào (Cytomegalovirus) ở chuột. Cỏ roi ngựa có hiệu quả phòng ngừa và điều trị sỏi thận, có thể do có hoạt tính khử khuẩn và cũng có thể do có tác dụng của sponin có trong dược liệu. Gia súc ăn cỏ roi ngựa có thể bị ngộ độc.
Công dụng
Cỏ roi ngựa được dung chữa tích huyết tử cung, kinh nguyệt không thông, viên cầu thận, phù, viên gan, sốt rét mãn tính, chướng bụng, sung vú, khí hư, hạ bộ lở ngứa, mụn nhọt, lỵ ra máu, ho ra máu, chảy máu cam. Ngày dùng từ 6-12gr dược liệu khô (tương ứng với 25-50gr dược liệu tươi). Có thể dã được liệu tươi vắt lấy nước uống, bã đắp chữa mụn nhọt, sưng vú. Còn dùng nước sắc, uống và rửa trị lở ngứa hạ bộ.
Ở Trung Quốc, và Triều Tiên, cỏ roi ngựa được dùng trị cảm lạnh, sốt, viêm, rối loạn tiêu hóa, bệnh về đường ruột, đường niệu và tử cung. Được dùng sau khi đẻ làm thuốc xổ rau và để giúp trị phù, thiếu máu, chướng bụng, sung huyết và giải độc sau khi bị sâu bọ cắn. dùng ngoài làm thuốc đắp hay rửa để trị bệnh về da, vết thương, áp xe.
Ở Thái Lan, cỏ roi ngựa trị bệnh về gan và túi mật, cảm lạnh, sốt, viêm phế quản và rối loạn tâm thần. Lá đắp ngoài trị vết thương, thấp khớp và eczema.
Ở Ấn Độ, cỏ roi ngựa được dùng làm thuốc trị sốt, làm săn, trị bệnh về gan và túi mật, trị giun sán. Lá tươi là chất gây sung huyết da trị bệnh thấp khớp và làm mau lành vết thương. Một thuốc bôi dẻo từ cỏ voi ngựa trị viêm tử cung. Rễ trị lao hạch và rắn cắn. Cỏ roi ngựa dùng diệt côn trùng, chữa sốt cho gia súc.
Trong y học một số nước truyền thống Châu Âu, cỏ roi ngựa được dùng làm thuốc dễ tiêu, lợi tiểu nhẹ, lợi sữa, điều kinh, hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm săn, nhuận tràng, trị giun sán, chống chảy máu, chống co thắt và trị bệnh scobut (thiếu vitamin C). Nước sắc được dùng ngoài làm nước súc miệng trị viêm họng, viêm miệng và tẩm gạc đắp chữa loét, vết đứt, đụng gập, trĩ và nhức đầu, áp dụng tại chỗ làm dịu, làm hét ngứa trong các bệnh về da, trị cháy nắng và bỏng. Cỏ roi ngựa còn dùng trị vàng da, phù, bệnh gút, sỏi thận, sỏi bang quang, thấp khớp, tiểu tiện ra máu, sốt, đau dây thần kinh.
Bài thuốc cỏ roi ngựa
- Chữa viêm cầu thận mãn tính, phù ít kéo dài (nhất là ở 2 mắt cá chân), bụng chướng, nước tiểu ít, sắc mặt trắng xanh:
- Cỏ roi ngựa (mã tiên thảo) 250g, bồ hóng bếp 2000g, vỏ bưởi 300g, ích mẫu 150g; quế thanh, phèn phi, đại hồi, thảo quả, mỗi vị 100g. Ích mẫu và cỏ roi ngựa nấu cao, các vị khác tán bột; tất cả trộn đều làm thành viên hoàn. Uống ngày 40g.
- Cỏ roi ngựa 12g; đậu đỏ, cỏ xước, đậu đen, mỗi vị 20g; thổ phục linh, tỳ giải, củ mài, mỗi vị 16g; tiểu hồi, mã đề mỗi vị 12g, đại hồi 10g, nhục quế 8g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa đái dắt buốt: Cỏ roi ngựa 12g, mã đề 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm gan virut thể vàng da, đau hạ sườn phải, buồn nôn, ăn kém, nước tiểu vàng sẫm, tiểu tiện ít: Cỏ roi ngựa 12g, nhân trần 20g; chi tử, lá mua, vỏ núc nác, rau má, chè vằng, lá bồ cu vẽ, vỏ đại, mỗi vị 12g, thanh bì (vỏ quýt xanh) 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm gan, gan cứng, bụng chướng hoặc viêm thận thủy thũng: Cỏ roi ngựa, ích mẫu, mộc thông, cỏ xước, rễ cỏ tranh, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa kinh nguyệt không thông, tích huyết tử cung, đau bụng dưới:
- Cỏ roi ngựa giã nhỏ, chế thành cao lỏng 1:1 với cồn 300. Mỗi lần uống 5ml vào lúc đói, ngày uống 3 lần.
- Cỏ roi ngựa 12g, hương phụ chế 16g, quy vĩ (rễ phụ hay rễ nhánh đương quy) 12g, tô mộc 10g; tam lăng, huyền hồ, hồng hoa, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa kinh nguyệt ra sau kỳ do huyết ứ, lượng ít, màu tím đen, đóng cục, ngực bụng đầy chướng: Cỏ roi ngựa 12g; kê huyết đằng, ích mẫu, mỗi vị 16g, sinh địa 12g; uất kim, đào nhân, xuyên khung, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa nhọt vú, tắc tia sữa, sung đau: Cỏ roi ngựa tươi 50g, gừng sống 1 củ giã nhỏ, chế vào 30ml rượu, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vào chỗ đau.
- Chữa hạ bộ lở ngứa: Cỏ roi ngựa 80g, hạt xà xàng 40g, đun sôi với nước, rồi xông vào chỗ ngứa, sau lấy nước đó rửa, ngày một lần.
- Chữa lở ngứa: Cỏ roi ngựa tươi, nấu nước tắm, rửa, xoa xát.
- Chữa ăn nhầm các loài cá độc sinh cổ trướng: Cỏ roi ngựa tươi 50g, sắc uống.
- Chữa thấp khớp: Cỏ roi ngựa 12g; thổ phục linh, hy thiêm, mỗi vị 16g; ngưu tất, kê huyết đằng, sinh địa, thiên niên kiện, mỗi vị 12g; rễ gai tầm xoọng, rễ cà gai leo, rẽ cây cúc áo, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
(Sưu tầm)
BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY