Dâm dương hoắc
1. Tên khoa học: Epimedium; Epimedium macranthun Mooren et Decne; Herba Epimedii;
Thuộc họ Hoàng liên gai ( Berberidaceae)
2. Tên khác:
Dương hoắc; Cương tiền; Tiên linh tỳ; Tam chi cửu diệp thảo; Phỏng trượng thảo; Khí trượng thảo; Thiên lưỡng kim; Can kê cân; Hoàng liên tổ; Khí chi thảo, Hoàng đức tổ, Thác dược tôn sư, Đình thảo; Thiên hùng cân; Ngưu giác hoa, Đồng ty thảo; Tam thoa cốt, Tam thoa phong, Quế ngư phong, Phế kinh thảo, Tức ngư phong; Dương giác phong, Tam giác liên; Kê trảo liên.
3. Các loại:
– Dâm dương hoắc lá to (Epimedium macranthum Morr et Decne),
– Dâm dương hoắc lá hình tim (Epimedium brevicornu Maxim),
– Dâm dương hoắc tá mác (Epimedium sagittum(Sieb et Zucc) Maxim),
Tất cả các loại trên đều được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng bổ thận tráng dương giành cho nam giới. Tương truyền rằng khi Dâm dương hoắc được người dân cho dê đực ăn, thì sau đó dê đực có khả năng giao phối với dê cái rất nhiều lần trong ngày, từ đó cây được đặt tên là Dâm dương hoắc.
4. Công dụng:
+ Theo Y học cổ truyền: Bổ thận tráng dương, khu phong trừ thấp. Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh, phong hàn thấp tý, bán thân bất toại.
+ Theo Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
– Thuốc có tác dụng như kích tố nam, cho uống cao Dâm dương hoắc có kích thích xuất tinh (tác dụng của lá và rễ mạnh, còn quả yếu hơn, thân cây kém).
– Có tác dụng hạ áp, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, dãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm dãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não.
– Có tác dụng hạ lipid huyết và đường huyết.
– Tác dụng kháng virus: nước sắc của thuốc có tác dụng ức chế mạnh virus bại liệt các loại I, II, III và sabin I.
– Dùng lượng ít thuốc có tác dụng lợi tiểu, lượng nhiều chống lợi tiểu.
– Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể và tác dụng song phương điều tiết.
– Có tác dụng giảm ho hóa đờm, bình suyễn và an thần rõ rệt.
– Có tác dụng kháng khuẩn chống viêm: tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, dung dịch 1%, có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Cho thỏ uống thuốc với nồng độ 15mg/kg cân nặng, nhận thấy thuốc có tác dụng kháng histamin.
– Dịch tiêm Dâm dương hoắc in vitro có tác dụng làm tăng trưởng xương đùi của phôi gà.
5. Mô tả: Một loại cây có lá dê hay ăn để tăng dâm tính, vì vậy được gọi là Dâm Dương Hoắc. Vị thuốc là thân mang lá phơi khô của cây Dâm dương hoắc
6. Bộ phận dùng:
Dùng toàn cây (phần lớn dùng lá, cũng có thể dùng thân và cành)
7. Thành phần hóa học:
Chủ yếu gồm: icariin; Benzen; Linoleic acid; Tannin; Oleic acid; Vitamin E; Acid palmitic; Flavonoids; Sterols.
8. Cách dùng, liều lượng:
Ngày 4 – 12g, dạng thuốc sắc, hoàn tán, ngâm rượu.
Kiêng kị: Tướng hỏa dễ động, dương vật dễ cương, di mộng tinh, tiểu đỏ, miệng khô, mất ngủ, sung huyết não cấm dùng. Không nên dùng lâu dâm dương hoắc có thể làm tổn hại đến âm khí, nên dùng chung với vị bổ âm để điều hòa.
BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY